Trang chủ Chuyện nghề 7P Marketing: Khái niệm và cách tiến hành

7P Marketing: Khái niệm và cách tiến hành

Tác giả: Trần Công Thắng
128 views

7P Marketing là một mô hình tiếp thị toàn diện được xây dựng dựa trên 4P truyền thống. Chúng đã được thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không hiểu về 7P Marketing và cách ứng dụng chúng ra sao. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết sau để bạn có thể hiểu rõ hơn.

7P Marketing là gì?

7P Marketing là một trong những chiến lược tiếp thị được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm xây dựng kênh bán hàng hiệu quả.

Trong 7P Marketing, bạn sẽ tìm hiểu về các yếu tố cốt lõi để quảng cáo như: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình) cũng như Physical evidence (Bằng chứng hữu hình). Hãy cùng phân tích cụ thể hơn về 7P Marketing ở phần dưới đây.

7P Marketing là chiến lược tiếp thị phổ biến hiện nay

1. Product (Sản phẩm)

Chứ P đầu tiên trong 7P Marketing chính là Product. Đây là yếu tố cốt lõi của mọi doanh nghiệp, bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình (dịch vụ). Các chuyên gia về marketing đã chia sản phẩm thành 3 loại khác nhau gồm:

  • Sản phẩm cốt lõi: Đây là các sản phẩm vô hình mà không thể chạm hay sờ nắm được. Lợi ích của sản phẩm cốt lõi là tạo ra những giá trị cho người dùng và nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Sản phẩm thực: Đây là sản phẩm hữu hình hoặc vô hình (dịch vụ) mà doanh nghiệp và khách hàng có thể cảm nhận được.
  • Sản phẩm gia tăng: Đây là những sản phẩm tạo ra sự khác biệt của công ty với những đối thủ cạnh tranh khác. Đây là sản phẩm mang tới nhiều giá trị cho doanh nghiệp và khiến cho khách hàng phải ghi nhớ.
Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của mọi doanh nghiệp

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của mọi doanh nghiệp

2. Price (Giá cả)

Giá cả cũng chính là chữ P thứ 2 có trong 7P Marketing. Chúng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp.

Khi điều chỉnh giá cả của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thay đổi được doanh số và số lượng khách hàng của mình.

Xem thêm:  Cách Tính ROI Cho SEO Và Từng Bước Để Dự Đoán Traffic

Các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường và chưa có nhiều tên tuổi thì mức giá sản phẩm thường sẽ không cao. Tuy nhiên, càng xây dựng tốt thương hiệu, bạn có thể tăng giá bán mà khách hàng vẫn hài lòng. Từ đó mà có thêm doanh số để hoạt động doanh nghiệp và mở rộng trong tương lai.

3. Place (Địa điểm)

Chữ P thứ 3 trong 7P Marketing chính là Place. Trong quá trình marketing, bạn cần quan tâm đến các kênh phân phối. Đây sẽ là những đại lý giúp bạn trung chuyển hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng.

Chủ doanh nghiệp cần phải định vị và nhắm được các kênh phân phối sản phẩm hợp lý để tiếp cận các mục tiêu. Điều này có được thông qua khảo sát và nghiên cứu chuyên sâu về thị trường.

Nếu lựa chọn được kênh phân phối tốt thì sẽ thúc đẩy marketing và xây dựng được kênh bán hàng hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp thời nay, ngoài việc sở hữu các kênh bán hàng truyền thống, họ có thể đưa sản phẩm của mình lên các website hoặc những nền tảng khác để thu hút lượng lớn người quan tâm.

Cần quan tâm đến kênh phân phối để thúc đẩy bán hàng tốt hơn

Cần quan tâm đến kênh phân phối để thúc đẩy bán hàng tốt hơn

4. Promotion (Quảng bá)

Chữ P thứ 4 trong 7P Marketing chính là quảng bá sản phẩm (Promotion). Đây là các công việc truyền thông, công chúng và quảng cáo nhằm mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Mục tiêu chính của giai đoạn này chính là quảng bá hình ảnh cho công ty và truyền tải các thông điệp đến cho khách hàng. Họ cần biết được lý do vì sao nên bỏ tiền ra mua sản phẩm, dịch vụ.

Giai đoạn quảng bá hết sức quan trọng đối với bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Nếu quảng bá tốt thì doanh nghiệp sẽ tăng doanh số rất nhanh và có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.

5. People (Con người)

Đối với phương pháp tiếp thị Marketing, con người (People) luôn là yếu tố then chốt. Doanh nghiệp cần phải khảo sát đối tượng khách hàng của mình để biết được nhu cầu, sở thích và thu nhập của họ. Từ đó mà tung ra các sản phẩm phù hợp để đáp ứng đối tượng khách hàng của mình.

6. Process (Quy trình)

Đối với chữ P thứ 6 trong 7P Marketing (Process), các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến quy trình cung cấp sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Chúng sẽ bắt nguồn từ khâu sản xuất hàng hóa, cho tới khi hoàn tất quá trình mua hàng của khách hàng. Thậm chí là những hậu mãi và hỗ trợ khách hàng sau khi mua.

Quy trình cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng

Quy trình cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng

7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Chữ P cuối cùng trong 7P Marketing là bằng chứng hữu hình (Physical Evidence). Đây là yếu tố quan trọng để biết được các mặt hàng thực tế. Đây là tổng hợp nhiều hình thức như: Cửa hàng, sản phẩm, nhãn hiệu và bất kỳ điều gì mà khách hàng có thể cảm nhận được.

Xem thêm:  Content để SEO - Content để Sales

Điều này rất cần thiết cho khách hàng trước khi ra quyết định mua sắm. Họ cần thêm các thông tin về doanh nghiệp trước khi xuống tiền để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Đối với nhà hàng, quán ăn, bằng chứng hữu hình sẽ là đồng phục, thực đơn và cách bài trí của nhà hàng. Từ đó mà mang đến những trải nghiệm cho khách hàng.
  • Đối với đại lý, bằng chứng hữu hình có thể là các website, hợp đồng hoặc những lời chứng thực mà doanh nghiệp cung cấp để đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Vai trò của 7P trong marketing

Chiến lược tiếp thị 7P Marketing rất quan trọng với các doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay. Đây là mô hình cực kỳ phổ biến và ứng dụng trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng bắt đầu từ giai đoạn hình thành ý tưởng cho tới khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Nếu như vận dụng tốt 7P Marketing, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ của mình. Từ đó mà thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm cũng như thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả hơn.

7P Marketing có vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp

7P Marketing có vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp

Nhờ có 7P Marketing, doanh nghiệp sẽ nắm được những đặc điểm khách hàng của mình và biết được nhu cầu của thị trường. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra các chiến dịch quảng bá nhằm thu hút khách hàng và giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Từ 7P Marketing, người tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm dễ dàng hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng nhanh chóng đưa sản phẩm của mình đến tay khách hàng có nhu cầu.  Đơn giản hơn, doanh nghiệp đang bán những thứ mà người dùng cần và có doanh thu để phát triển.

Xem thêm:  VIẾT BÀI SEO - DỄ DÀNG CHỨ KHÔNG DỄ DÃI

Quy Trình Triển Khai 7P Marketing Hiệu Quả

7P Marketing là một trong những mô hình tiếp thị hiệu quả và được chứng thực trên toàn thế giới. Ở phần dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về quy trình triển khai 7P Marketing hiệu quả.

Giai đoạn giới thiệu (introduction)

  • Product: Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng
  • Price: Tìm hiểu về thu nhập của khách hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp
  • Place: Sản phẩm sẽ được tiếp thị qua website, mạng xã hội hay là kênh cửa hàng
  • Promotion: Kênh quảng bá nào phù hợp nhất
  • People: Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng sẽ tiếp cận khách hàng ra sao
  • Processes: Quy trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng như thế nào
  • Physical evidence: Tiến hành khảo sát ý kiến và khuyến khích khách hàng để lại những đánh giá, bình luận trên website, fanpage.
Quy trình triển khai 7P Marketing hiệu quả

Quy trình triển khai 7P Marketing hiệu quả

Giai đoạn tăng trưởng (growth)

  • Product: Tìm ra sản phẩm gia tăng để bứt phá doanh số
  • Price: Tối ưu chi phí và đưa ra mức giá phù hợp với số đông khách hàng
  • Place: Mở rộng các kênh bán hàng, có thể kết hợp giữa online và offline
  • Promotion: Tiến hành quảng cáo với ưu điểm đặc biệt của sản phẩm.
  • People: Tuyển dụng thêm các nhân viên giỏi để mở rộng kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
  • Processes: Tối ưu lại quy trình và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.
  • Physical evidence: Xây dựng cộng đồng và cho khách hàng có nơi để tìm hiểu trước về sản phẩm.

Giai đoạn trưởng thành (maturity)

  • Product: Tập trung vào những sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.
  • Price: Đưa ra mức giá hợp lý nhất và có những chiết khấu cho khách hàng.
  • Place: Phủ tất cả các địa điểm bán hàng, tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
  • Promotion: Quảng bá hình ảnh lên nhiều phương tiện đại chúng như TV, MXH, băng rôn, website…
  • People: Thực hiện chính sách tuyển dụng trên các social media
  • Processes: Hoàn thiện quy trình bán hàng và hỗ trợ khách hàng hiệu quả.
  • Physical evidence: Thường xuyên tri ân khách hàng và quan tâm đến trải nghiệm của người dùng. Từ đó mang lại những giá trị cho doanh nghiệp.

Giai đoạn thoái trào (decline)

  • Product: Loại bỏ những sản phẩm kém hiệu quả và tập trung vào số ít sản phẩm bán chạy.
  • Price: Đưa ra mức giá cạnh tranh trên thị trường.
  • Place: Tối ưu lại những kênh bán hàng hiệu quả và tìm hiểu phương thức mua hàng của người dùng.
  • Promotion: Chạy các chương trình quảng bá cho nhóm đối tượng khách hàng trung thành.
  • People: Thanh lọc nhân viên và giữ lại những người làm việc hiệu quả.
  • Processes: Tối giản quy trình và phục vụ đến tay người tiêu dùng nhanh chóng.
  • Physical evidence: Tạo dựng doanh nghiệp có uy tín với khách hàng.

Lời kết

Trên đây là những tìm hiểu chi tiết về 7P Marketing và quy trình ứng dụng 7P Marketing hiệu quả trong tiếp thị. Mong rằng bạn đã hiểu thêm về khái niệm này và có thể triển khai hiệu quả nhé.

Thảo luận với Thắng nào!