Những hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ cộng đồng ra đời từ giữa thập niên 1960 và được đông đảo người dân đón nhận. Đến những năm thập niên 80-90 của thế kỷ trước, phong trào Du ca đã lan tỏa trên khắp mọi miền đất nước. Bài viết dưới đây của Trần Thắng sẽ khái quát lại những thông tin hữu ích về lịch sử hình thành và hoạt động của phong trào Du ca Việt Nam.
Mục lục nội dung
Phong trào Du ca Việt Nam do nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Ban Trầm Ca thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam. Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh.
Phong trào Du ca là các đoàn, toán du ca đi khắp nơi để biểu diễn các hoạt động ca hát, gửi gắm vào đó những lời ca, ý tưởng tươi sáng nhằm kêu gọi và củng cố tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam.
Hình thức sinh hoạt văn nghệ cộng đồng này cảm hóa người nghe, đề cao tinh thần dân tộc và tình nhân ái, huấn luyện và phát triển khả năng lãnh đạo của thanh niên.
Phong trào Du Ca được thành lập với tôn chỉ: “Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văn nghệ dân tộc một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một quê hương tươi sáng”
Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ. Những loại nhạc mà phong trào Du ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương.
Phong trào Du ca Việt Nam được thành lập vào năm 1966 tại miền Nam Việt Nam bởi nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và Đinh Gia Lập. Phong trào du ca ra đời gắn liền với các phong trào hoạt động xã hội của thanh niên, sinh viên, học sinh miền Nam.
Phong trào hoạt động xã hội mang tên “Chương trình Công tác Hè 1965” với sự tham gia của nhiều hội đoàn thanh niên liên kết với nhiều viện đại học lớn tại miền Nam là tiền đề cho sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào Du ca Việt Nam.
Mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cùng các bạn đồng môn là cựu học sinh trường Trần Hưng Đạo – Đà Lạt đã tham gia “Chương trình Công tác Hè 1965”, gặp gỡ và giao lưu với nhiều nhà hoạt động khắp Sài Gòn – Gia Định. Sau đó, một ban nhạc sinh viên gồm thành viên được thành lập gồm:
- Nguyễn Đức Quang
- Trần Trọng Thao
- Hoàng Kim Châu
- Nguyễn Quốc Văn
- Hoàng Thái Lĩnh
Với một cây đàn ghi ta thùng cùng giọng hát không chuyên truyền cảm chạm đến trái tim , ban nhạc đã nhanh chóng chinh phục người hâm mộ và được đón nhận nồng nhiệt. Ban nhạc sinh viên này chính thức ra mắt và trình diễn tại giảng đường Spellman – Viện Đại học Đà Lạt vào hai đêm 19 và 20 tháng 12 năm 1965, cùng với sự tham gia của nhạc sĩ Phạm Duy với những bài “”tâm ca”” vừa sáng tác và ca sĩ Phương Oanh – một ca sĩ hát dân ca tài năng của miền Nam thời bấy giờ.
Sau lần trình diễn chung, ca sĩ Phương Oanh đã tham gia cùng ban nhạc, trở thành giọng ca nữ chính và ban nhạc lấy tên là Trầm Ca. Đây cũng là sự khởi đầu cho phong trào Du ca Việt Nam sau này. Trong năm 1966, Ban Trầm Ca cùng nhạc sĩ Phạm Duy hoạt động vô cùng sôi nổi và mạnh mẽ, lưu diễn nhiều tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam.
Cuối năm 1966, phong trào Du ca Việt Nam chính thức được thành lập như một “”tổ chức thanh niên tự nguyện” với mục đích giáo dục thế hệ trẻ thông qua các chương trình văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng. Chủ tịch lâm thời của phong trào Du Ca thời đó là Đinh Gia Lập – một hướng đạo sinh và cũng là một thành viên của Ban Trầm Ca mặc dù không tham gia biểu diễn.
Năm 1967, phong trào Du ca Việt Nam tổ chức đại hội lần đầu tiên ở Sài Gòn. Phong trào Du ca Việt Nam bao gồm nhiều bộ phận, trong đó phần sáng tác âm nhạc do Trưởng Xưởng Du ca Nguyễn Đức Quang phụ trách.
Từ năm 1967, chủ tịch phong trào Du ca Việt Nam là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ và đến năm 1972 được thay thế bởi Đỗ Ngọc Yến. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nắm vai trò Trưởng Xưởng Du ca kể từ năm 1966 đến năm 1972 được giao lại cho nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu (tức Trần Tú) điều hành.
Theo Nghị định số 319/GDTN/TN/NĐ ngày 24 tháng 1 năm 1969, phong trào Du Ca Việt Nam được Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc.
Phong trào Du ca Việt Nam quy tụ nhiều nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ mới gồm: Nguyễn Đức Quang, Phạm Duy, Ngô Mạnh Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng, Giang Châu, Lê Quang Dũng, Võ Thị Xuân Đào, Bùi Công Thuấn, Lưu Quang Diệp, Nguyễn Văn Phiên, Nguyễn Hữu Nghĩa, Trần Đình Quân, Fa Thăng, Nguyễn Thiện Cơ, Phan Ni Tấn, Trầm Tử Thiêng, Lý Văn Chương…
Phong trào Du ca Việt Nam ra đời đúng với thời điểm mọi người nhận thức và đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, mới lạ và giàu tính nhân văn. Phần lớn các ca khúc của phong trào Du ca đều mang nội dung đề cao tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Các loại nhạc là phong trào Du ca sử dụng: Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát ca ngợi tình yêu con người và thân phận quê hương. Nhiều bài hát của phong trào Du ca đã trở nên quen thuộc như:
- Việt Nam, Việt Nam (Phạm Duy),
- Việt Nam quê hương ngạo nghễ – Xin chọn nơi này làm quê hương (Nguyễn Đức Quang)
- Đứa học trò trở về – Vắt tay lên trán (Nguyễn Quyết Thắng)
- Anh sẽ về (Nguyễn Hữu Nghĩa)
- Dìu nhau (Trần Tú)
Các đoàn, toán Du ca của phong trào Du ca Việt Nam xuất hiện ở khắp mọi nơi trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu biểu diễn, trong các ban đoàn thể, chương trình hướng đạo, Thanh Sinh Công cùng gia đình Phật tử.
Trước năm 1975, phong trào Du ca có tác dụng sâu mạnh đối với giới trẻ qua các đoàn, toán, ca diễn như:
- Đoàn Du ca Lý Con Sáo, Huế
- Đoàn Du ca Áo Nâu, Quảng Nam
- Đoàn Du ca Lòng Mẹ, Đăk Lăk
- Đoàn Du ca Trùng Dương, Bình Định
- Đoàn Du ca Thùy Dương, Nha Trang
- Liên toán Du ca Dựng Mùa, Pleiku
- Du ca Tự Lực, Cam Ranh
- Du ca Vàm Cỏ Đông, Tây Ninh
- Du ca Vàm Cỏ Tây, Long An
- Du ca Xuân Lộc, Long Khánh
- Toán Du ca Mùa Xuân, Sài Gòn
- Đoàn Du ca Phù Sa, An Giang
- Đoàn Du ca Phong Dinh, Cần Thơ
- Đoàn Du ca Đuốc Việt, Gia Định
- Du ca Sóng Biển, Gò Công
- Liên toán Du ca Đuốc Hồng, Pleiku
- Du ca Hát trên đường Đà Lạt
- Ca đoàn Trung Ương Sài Gòn
- Du ca Tiền Giang
- Du ca Kiên Giang
- Du ca Giao Chỉ, Sài Gòn
- Du ca Đất Sống, Ninh Hòa
- Đoàn Du ca Tình Người, Định Tường
- Du ca Sông Hậu
- Du ca Tình Bằng, Quy Nhơn
- Du ca Thất Sơn, Châu Đốc
Sau năm 1975, các cựu du ca viên và những người yêu thích dòng nhạc này đã thành lập một số đoàn, toán du ca ở hải ngoại như:
- Toán Du ca Hòa Lan
- Du ca Paris
- Du ca Nam California
- Đoàn Du ca Bắc Cali, San José
- Toán Du ca Úc Châu
- Toán Du ca Đồng Vọng Canada
- Toán Du ca Về Nguồn Toronto Canada
- Toán Du ca Hamilton Canada
- Toán Du ca Mùa Xuân Nam Cali
- Du ca Pomona
- Trầm Ca
- Tuyển tập du ca (tuyển tập 1)
- Hát cho mùa xuân đi tới (tuyển tập 2)
- Ta đi trên dòng lịch sử (tuyển tập 3)
- Những bài ca khai phá (in roneo)
- Nghi thức ca
- Sinh hoạt ca
- Anh hùng ca
- Tuyển tập 15 ca khúc của Anh Em Du Ca (1974)
- 12 nhạc sĩ Du ca
- Ruồi và Kên Kên
- Hát cho người sống sót trở về
- Hát từ tim – Hát bằng hơi thở
- Tuyển tập 4 (3.1975)
Băng nhạc Du Ca Việt Nam 1 ( Những điều trông thấy) – 1972
Băng nhạc Tuổi Trẻ Chúng Tôi (Đoàn Du Ca Nam Cali thực hiện) – 1982
Đồng Vọng (Phong Trào Du Ca Việt Nam)
Giai Phẩm (Đoàn Du Ca Canada)
Phong trào Du ca Việt Nam được hình thành trong lúc đất nước còn chiến tranh, mọi người hát cho nhau nghe để thắp lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Phong trào Du ca Việt Nam với lý tưởng phục vụ quê hương, đất nước kêu gọi thanh niên cả nước đoàn kết, đồng lòng cùng đứng lên xây dựng và bảo vệ tổ quốc.