Trang chủ Chuyện nghề Kinh Nghiệm Trở Thành SEO Expert Thu Nhập 1000$

Kinh Nghiệm Trở Thành SEO Expert Thu Nhập 1000$

Tác giả: Trần Công Thắng
172 views
Để trở thành chuyên gia trong 1 lĩnh vực có thật sự khó không? Bất kì ai cũng hy vọng bản thân có thể đạt được đến một trình độ nhất định về hiểu biết, xa hơn là đủ kiến thức để trở thành “Master” (chuyên gia) lĩnh vực đó.
Nhưng, liệu rằng ngoài việc tìm hiểu thông tin, dành thời gian nghiên cứu, học hỏi, có đủ đam mê với lĩnh vực này, thì đã đủ chưa? Thực tế, không có bất kì công thức nào có thể xác định được việc này.

Bài viết không phải là một bài học, bản thân mình cũng chưa dám nhận là Master vì kiến thức là bao la và thế giới kỹ thuật cũng ngày càng phát triển hơn.

Mình chỉ chia sẻ lại hành trình học tập với SEO, qua đó có thể giúp bạn tiết kiệm được thời gian tự mày mò, cũng như giúp bạn có được “bản đồ” phát triển sơ khai nhất cho cá nhân mình.
Bài viết là những kinh nghiệm mình tự đúc kết. Hy vọng nội dung bài viết có thể giải đáp những vấn đề của bạn hiện tại.

Bước đầu tiên, nhất định phải có mục tiêu rõ ràng

Xác định mục tiêu rõ ràng trước khi bắt tay vào việc tìm hiểu và học hỏi là một việc rất quan trọng và cần thiết, nhất là đối với việc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

Vì nếu không có mục tiêu, sao ta có thể vẽ ra kế hoạch để hoàn thành mục tiêu đó?

Có mục tiêu rõ ràng cũng giúp bạn nhìn được tổng thể, biết bản thân cần trau dồi thêm điều gì, tập trung vào các mục tiêu chi tiết nào để hoàn thành mục tiêu tổng thể của mình.
Từ đó biết bản thân đang đi đúng hướng chưa, hoặc cần điều chỉnh lại kế hoạch cho bước tiếp theo không.
Việc đặt mục tiêu còn giúp được gì nữa không? Chính là việc giúp bạn luôn cố gắng giữ “lửa” cho nó, giúp bạn nỗ lực không ngừng mỗi ngày để hoàn thành dù biết sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách.

Năm 2019 mình đã vượt hơn 2000km để học SEO và nuôi dưỡng niềm đam mê của mình tới giờ.

Bạn nhất định phải đặt ra mục tiêu thật rõ ràng, trong đó có những mục tiêu nhỏ hơn để vạch rõ được kế hoạch từng bước đi, sao cho hành trình đi tới mục tiêu của bạn phải thật chi tiết và dễ dàng cho việc theo dõi.
Ví dụ, mục tiêu lớn của mình là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực SEO. Vậy các mục tiêu nhỏ hơn của mình có thể là:
  • Học kiến thức căn bản về SEO
  • Học kiến thức về Content SEO
  • Học kiến thức về Onpage SEO
  • Học kiến thức về Offpage SEO
Từ các mục tiên nhỏ hơn, bạn có thể phân chia thành các mục tiêu nhỏ hơn nữa.

Bước tiếp theo, giải quyết những khó khăn gặp phải

Không có con đường nào trải đầy hoa, vậy nên việc gặp phải những khó khăn trong quá trình học tập phát triển là một việc rất bình thường.
Bạn không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề. Theo dõi một số cách giải quyết khó khăn của mình để thấy “cuộc sống dễ dàng” hơn!
  • Khó khăn trong việc xác định mục tiêu: Nếu bạn thực sự chưa biết mục tiêu thế nào là đúng, thì mình có gợi ý dành cho bạn, hãy bám theo tiêu chí: mục tiêu rõ ràng, có thời gian thực hiện & khả năng đo lường thực tế.

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu trở thành chuyên gia SEO, đây là một mục tiêu đúng, nhưng chưa đủ. Hãy thử đặt là “trở thành chuyên gia SEO lĩnh vực YMYL trong 6 tháng” hoặc 2019 – dự án SEO đầu tay mục tiêu của mình đưa nó từ dự án chậm thành dự án dẫn đầu về KPI tăng trưởng.

  • Nghi ngờ khả năng bản thân: Đôi lúc việc tìm không ra câu trả lời cho 1 vấn đề, hoặc cảm thấy lượng kiến thức cần tiếp thu quá lớn dễ khiến bạn nghi ngờ chính bản thân mình. Đừng vội nản lòng, thực hành theo một số tips dưới đây của mình nhé:
  • Bóc tách kiến thức nhỏ hơn và kiểm tra lại xem mình có đang hiểu nhầm vấn đề nào không. Thời gian đầu tìm hiểu, mình khuyên bạn nên tìm hiểu 1 nguồn duy nhất để tránh bị nhiễu loạn kiến thức.

Có thể cái Tôi mình hơi cao, nhưng trong SEO mình chỉ tin vào trải nghiệm chính mình làm thực tế và thấy kết quả, chứ ít khi nghe nếu không chứng minh được bằng dữ liệu chính xác hoặc tin thì tin 50% thôi.

  • Nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm hơn. Bản thân mình luôn ngại việc nhờ giúp đỡ, vì vậy khi gặp khó khăn mình cũng chỉ muốn tự tìm hiểu. Nhưng trong 1 lần can đảm hỏi, vì những người đi trước có kinh nghiệm đều từng gặp phải khó khăn giống mình, nên khi mình chịu hỏi, mình đã có câu trả lời rất nhanh chóng và tiết kiệm thời gian tự tìm hiểu.

Tới thầy vẫn có thầy để học, vậy nên mỗi người cần có người thầy soi đường chỉ lối cho bạn. Chuyện “Anh Cơ Khí Hàn Xì team mình trở thành SEO Leader & Giảng Viên dạy về SEO chưa? & các bạn SEO Leader khác cũng vậy.

  • Chấp nhận sai sót và bắt tay tìm hiểu học hỏi lại từ đầu: Đây là việc dễ nản lòng nhất vì bắt tay tìm hiểu lại từ đầu nghĩa là trở về vạch xuất phát. Nhưng mà tin mình đi, không phải đi con đường cũ thì sẽ ko có cảnh mới, đôi khi vô tình bạn sẽ hiểu rõ hơn về một vấn đề bạn từng học qua, và giải quyết được nhiều vấn đề lớn về sau hơn đấy.

Khi học SEO làm sai hoặc không đúng tiêu chuẩn bị mắng thường có 2 kiểu: khóc buồn bã rồi trưa hôm đó bỏ bữa ko nói chuyện với ai, kiểu khác không chịu được hôm sau nộp đơn nghỉ luôn hoặc biệt tăm biệt tích. :))) Vậy bạn là kiểu dạng người nào? dễ chịu đựng hay chịu áp lực kém.

  • Thời gian và tài nguyên không đáp ứng: Việc bỏ thời gian nghiên cứu và thu thập nguồn tài nguyên đủ lớn để thực sự hiểu được các kiến thức thu nạp đôi khi cũng là một khó khăn.

Sau khi xác định rõ mục tiêu và hứng thú: Lúc bắt đầu Với SEO, mỗi ngày mình dành ra 10 giờ luyện tập nó, trong đó khoảng 2 tiếng đọc blog và xem video này kia để tìm hiểu về kiến thức SEO (đại khái là lý thuyết), 6 tiếng tiếp theo là thời gian thực hành áp dụng những kiến thức mình học được vào công việc thực tế. 2 tiếng cuối cùng mình sẽ kiểm tra lại công việc và học hỏi trao đổi thêm kiến thức từ người khác.

  • Có cùng mục tiêu với nhiều người: Chắc hẳn xung quanh bạn cũng đang có không ít người muốn học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, trong đó không khó để bắt gặp những người có cùng lĩnh vực mục tiêu với bạn. Nghe một lời khuyên của mình, là hạn chế việc theo dõi đối thủ, hãy tập trung vào mục tiêu của chính bạn.

Trong lớp học có 3 học sinh xuất sắc, hai người được làm lớp trưởng với lớp phó còn bạn thì không! Lúc này bạn sẽ làm gì? “Oán trách – Giận Hờn – Chửi Thề…?”.

>>> Mình thì chọn cách “Im Lặng và Quan Sát” để có cái nhìn đa chiều về việc này “Mình không tốt ở điểm nào & mình cần phải cải thiện điều gì?” thực tế mình đã gặp trường hợp như vậy để lấy nó làm động lực để ngày càng phát triển trong một tổ chức.

Tìm ra và có nhiều kinh nghiệm học tập hơn

Nếu bạn đã theo dõi bài viết đến đây, mình hi vọng những kinh nghiệm học tập dưới đây của mình có thể hỗ trợ bạn tốt hơn.
Phương pháp học SEO theo tư duy S.M.A.T Thinking cho việc trở thành chuyên gia trong lĩnh vực SEO.

S.M.A.T Thinking là phương pháp học SEO do đội ngũ bên mình nghiên cứu, phát triển lên để ứng dụng cho công tác đào tạo.

Mỗi thành tố trong S.M.A.T Thinking sẽ tượng trưng cho những tư duy độc lập nhưng thống nhất. Trong đó, mỗi chữ cái trong từ “S.M.A.T” sẽ là:
– S: Skill-Set:
Được xem là những kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực SEO bao gồm kỹ năng SEO: kỹ năng mềm và tin học văn phòng.

Vlookup, Hlookup, Countif, XML,… cảm thấy không ứng dụng được. Nhưng thực ra Google Sheets không phế, mình mới phế.

Áp dụng được các công thức hàm vào kỹ năng SEO đã hỗ trợ mình tiết kiệm thời gian data processing kha khá. Từ 1 ngày lọc dữ liệu, mình rút ngắn xuống thành nửa ngày hoặc ít hơn hay cách làm mẫu báo cáo và quản lý này kia.
—–
– M: Mind-Set:
Thành tố thể hiện rõ nhất về tư duy làm SEO bao gồm tư duy ngược SEO và SEOnSALE cho Conversion.

SEOnSALE sẽ thể hiện cái Tâm và Tầm của SEOer khi các hoạt động triển khai SEO “Research Key, Web Design, Onpage, Offpage…” cuối cùng là quy đổi ra Conversion hay mục tiêu tương tự nào đó.

Nếu chỉ đi theo lối suy nghĩ tối ưu website, tối ưu nội dung theo checklist, đôi khi là chưa đủ.
Tư duy về SEO còn nhiều khía cạnh khác, như tư duy về cách ưu tiên nội dung cho từng lĩnh vực khác nhau, hay tư duy lược bỏ bớt những công việc trong checklist chưa phù hợp với website tại thời điểm đó…
– A: Action-Set:

Khi đã có kỹ năng, có tư duy thì bước tiếp theo của bạn chính là hành động. Một dự án SEO thường hiếm khi diễn ra suôn sẻ mà sẽ chứa đựng nhiều rủi ro và thử thách.

Chính vì thế khi triển khai, bạn cũng phải biết cách xử lý vấn đề và quản trị những rủi ro đã, hiện và có khả năng xảy ra rồi hành động đúng lúc để dự án của mình hạn chế lệch xa ra khỏi quỹ đạo.
– T: Tool-Set:
SEO là kỹ thuật tối ưu cho website nên bạn cần phải biết sử dụng những công cụ để phục vụ cho công việc của mình hiệu quả hơn chẳng hạn như các công cụ SEO, công cụ lập kế hoạch, công cụ quản lý công việc…

Khi tiếp cận những thứ mới mẻ thường sẽ mất thời gian nghiên cứu tìm hiểu rồi ứng dụng, testing này kia… Nhưng nếu có người chỉ dẫn “thay vì mất 10 ngày tìm hiểu thì bạn chỉ mất 1 ngày để học thêm những tool xịn, không quá đắt đỏ nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu công việc.

Các thành tố trong S.M.A.T Thinking đều bổ trợ lẫn nhau giúp mình phát triển toàn diện cả về kỹ năng bản thân và kiến thức SEO. Nếu thiếu 1 trong 4 thì việc học hỏi, phát triển của bạn có thể sẽ gặp nhiều bất cập và khó khăn hay nếu có kinh nghiệm gì để học tập trở nên tốt hơn bạn hãy góp ý.
Nhưng kiến thức mà, phải dành thời gian chiêm nghiệm, thực hành rồi mình mới hiểu được nó thực sự là gì.

Bước cuối cùng, tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê

Bản thân mình yêu nó như hơi thở ,cũng có những lúc mình cảm thấy khó quá hay là tìm cái nào dễ hơn một chút. Nhưng mỗi khi có suy nghĩ từ bỏ, mình lại nhớ đến vì sao mình bắt đầu, rồi lại tự động viên chính mình cố thêm chút nữa.

Trong hành trình học SEO nhiều lúc hơi mơ hồ và mông lung về kiến thức rộng lớn.
Nếu bạn đang trong tình trạng này đừng ngần ngại bình luận vấn đề của bạn phía dưới. Chúng ta lại có cơ hội ngồi lại cùng nhau chia sẻ những vấn đề trong hành trình chinh phục SEO đầy thử thách này.
Tác giả: Nguyễn Thành Tiến
Xem thêm:  VIẾT BÀI SEO - DỄ DÀNG CHỨ KHÔNG DỄ DÃI

Thảo luận với Thắng nào!