Nhạc sĩ Hoàng Trang là tác giả của những ca khúc nhạc vàng đã được nhiều thế hệ khán giả yêu mến: Ngỏ Hồn Qua Đêm, Đêm Ru Điệu Nhớ, Không Bao Giờ Quên Anh, Ăn Năn, Kể Chuyện Trong Đêm, Tâm Sự Với Anh, Nếu Đời Không Có Anh…
Một điều đặc biệt, và khác biệt của nhạc sĩ Hoàng Trang so với các nhạc sĩ khác, đó là đa số các ca khúc nổi tiếng của ông đều viết về tâm sự của người con gái với tâm hồn yếu đuối, mong manh:
Ngày mình yêu nhau hai đứa ước mơ trầu cau. Em đâu có ngờ rằng hai đứa xa nhau… (Bài hát Ăn Năn)
Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao anh… (Bài hát Không Bao Giờ Quên Anh)
Anh vô tình anh chẳng hiểu cho em trong những đêm sầu đau… (Bài hát Tâm Sự Với Anh)
Click để nghe Thanh Tuyền hát Không Bao Giờ Quên Anh trước 1975
Nhạc sĩ Hoàng Trang tên thật là Trần Văn Phát, sinh năm 1938 tại Bến Tre. Bút danh chính của ông là Hoàng Trang, có nghĩa là hoa trang vàng, xuất phát từ lúc nhỏ ông sống ở quê nội nơi chợ Mới (Gò Công Đông, Tiền Giang), hình ảnh hoa trang vàng đã đi vào tâm thức nên sau này ông đã lấy hoa trang vàng đặt làm nghệ danh.
Năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Trang lập gia đình. Vợ của ông là cô Nguyễn Thị Hồng, con gái của ông Nguyễn Tất Oanh, chủ hãng Asia Sóng Nhạc nổi tiếng nhất Sài Gòn trong các thập niên 1950-1960. Trong những lần chàng nhạc sĩ nghèo Hoàng Trang mang những sáng tác mới của mình đến ký hợp đồng với hãng Sóng Nhạc, ông đã chạm mặt cô con gái 16 tuổi của ông chủ hãng dĩa, lúc đó thường đứng trông coi cửa tiệm dĩa nhạc của gia đình. Dù khoảng cách tuổi tác rất lớn (lúc đó nhạc sĩ Hoàng Trang 27 tuổi), nhưng họ tỏ ra tâm đầu ý hợp và bắt đầu cảm mến nhau.
Trong nhiều sáng tác sau này, nhạc sĩ Hoàng Trang thường nhắc đến câu “cùng chung chí hướng”, như trong bài hát Đêm Ru Điệu Nhớ và Mùa Sầu Riêng, như là lời nhắn nhủ đến người phụ nữ mà ông yêu, nhắc lại rằng 2 người đã chung chí hướng nên hợp nhau và đến với nhau, dù khác biệt về hoàn cảnh gia đình là một rào cản lớn.
Ban đầu chuyện tình đó không được gia đình cô Hồng chấp nhận, nên họ phải yêu nhau trong thầm lặng, hẹn hò nhau cũng lén lút không cho ai biết, mỗi tuần chỉ được gặp một lần vào cuối tuần.
Một trong những lần hẹn hò đầu tiên đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Hoàng Trang viết ca khúc Nếu Đời Không Có Anh:
Ra phố hôm nay thấy buồn lên mắt
Đường chiều man mác như gợi niềm thương
Chờ người yêu đến cùng chung ngõ hồn
Với vòng tay xanh đón mời cho đời lên ngôi thần thánh…
Cô Hồng kể lại rằng trong một lần hẹn hò, vì giấu gia đình nên cô nói với cha là sang nhà bạn học vào buổi trưa, nhưng cha cô nói rằng không ai coi cửa tiệm, nên đợi 6h chiều đóng cửa rồi mới cho đi. Thời điểm đó không có cách nào để thông báo với người yêu về sự chậm trễ đó, nên cô vừa coi tiệm vừa thấp thỏm lo âu, đến 6h chiều tối mới bắt đầu ra khỏi nhà đến nơi hẹn, nghĩ rằng lúc đó chắc là người yêu cũng đã về rồi.
Nhưng đến nơi hẹn, cô vẫn thấy nhạc sĩ Hoàng Trang đang đứng chờ đợi từ lúc 11 giờ trưa. Cảm động khi người yêu phải chờ đợi mình lâu đến như vậy, cô Hồng cảm thấy nghẹn ngào, nói rằng lần sau cứ đi về không cần chờ như vậy. Nhạc sĩ đáp: Vì hai người rất khó để gặp được nhau, nếu bỏ về là tự đánh mất một lần được gặp, nên cứ chờ chừng nào tới khuya thì thôi.
Click để nghe Thanh Tuyền hát Nếu Đời Không Có Anh trước 1975
Về phần nhạc sĩ Hoàng Trang, vào năm 2011, trước khi qua đời không lâu, ông đã kể lại câu chuyện này tại Paris By Night 103 như sau:
“Tôi viết ca khúc Nếu Đời Không Có Anh vào năm 1965, lúc đó tôi cũng mới sáng tác được vài bài. Lúc đó người yêu của tôi là nữ sinh, nên mỗi tuần chúng tôi chỉ gặp nhau vào chiều thứ 7 để đi xi nê, ăn kem hoặc là dạo phố. Có một lần vào chiều thứ 7, chiếc velo solex cà tàng của tôi bị hư, tôi nhờ anh sửa xe sửa giùm. Trong lúc chờ đợi, tôi hết sức nóng ruột và lo lắng nhưng rồi cũng không biết làm sao.
Sửa xe xong, tôi đành phải làm người lỗi hẹn, và chiều thứ 7 tuần sau đó tôi đến nơi hẹn mà chúng tôi thường gặp nhau. Gặp người yêu, mặt buồn, giận hờn, trách móc và hỏi vì sao lần trước không đến để lỗi hẹn, rồi kể luôn tâm trạng từ nhà đi ra phố đến gặp nhau lần đó. Trên đường đi, người yêu tôi rất buồn và thấy tất cả không có gì hy vọng, nghĩ rằng có thể đến nơi hẹn chờ để rồi lại thất vọng và đi về như tuần trước. Tôi lấy tâm trạng của người yêu tôi, viết thành ca khúc Nếu Đời Không Có Anh. Người yêu của tôi nay cũng là vợ của tôi.”
Sau gần 1 năm quen biết, để chấm dứt những ngày đợi mong mòn mỏi như vậy, họ quyết định về chung một nhà, cô Hồng chấp nhận rời bỏ thân phận tiểu thư khuê các để về làm vợ một nhạc sĩ nghèo, ra ở trọ trên một căn gác xép nhỏ ở đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần), cũng là nơi nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trang được ra đời.
Trong hầu hết những ca khúc được sáng tác kể từ lúc quen biết và yêu nhau vào năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Trang đều lồng ghép vào chuyện tình yêu của chính mình. Đặc biệt là trong ca khúc Kể Chuyện Trong Đêm, ông nhắc đến tên người vợ yêu thương của mình:
Người em bé nhỏ má HỒNG yêu ơi
Đừng buồn những lúc chiều pha sắc lạnh…
Click để nghe Phương Dung hát Kể Chuyện Trong Đêm trước 1975
Trên mặt sau của 1 tờ nhạc phát hành vào thập niên 1960. thông tin của nhạc sĩ Hoàng Trang được giới thiệu như sau:
Bắt đầu viết nhạc từ năm 1963, phần nhiều là tự học. Bản viết đầu tay là Nửa Đêm Đợi Chờ, nhạc phẩm này được Thanh Thúy thu vào dĩa hát Sóng Nhạc. Từ đấy Hoàng Trang thật sự bước vào làng tân nhạc. Trong nghiệp viết, bước đầu thật gian nan, khổ cực, nhưng trái tim đã chấp nhận nghệ thuật là lẽ sống nên Hoàng Trang kiên nhẫn vượt qua. Đến nay, gần 50 nhạc phẩm đã xuất bản, trong đó một số ca khúc mang tên Triết Giang, Hồng Đạt và Thiên Trường. Mặc dầu vậy nhưng Hoàng Trang vẫn cảm thấy thiếu thốn một cái gì đối với văn nghệ, đất nước, bởi lẽ hầu hết nhạc phẩm xuất bản trong thời gian qua, chỉ là một giai đoạn nào đó thôi. Với cuộc sống nội tâm trầm lặng, suy tư, nên trong trường đời Hoàng Trang gánh buồn nhiều hơn vui. Hy vọng về tương lai Hoàng Trang mong được sự ủng hộ của các bạn để tiếp tục đi nốt con đường nghệ thuật trong một hoàn cảnh mới.
Từ đầu năm 1969, khi Hoàng Trang đã là nhạc sĩ có tên tuổi với rất nhiều ca khúc ăn khách, cuộc sống gia đình ổn định hơn và chuyển sang một căn nhà riêng trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), kết thúc 4 năm ở thuê trên gác nghèo. Nhân dịp này ông đã viết bài Mùa Sầu Riêng với ca từ như sau:
“Đã bốn năm rồi, hai đứa tôi thương vì chung nhau chí hướng…”
Click để nghe Giao Linh hát Mùa Sầu Riêng trước 1975
Hai năm sau đó, ông cũng viết tặng vợ ca khúc Tâm Sự Với Anh với lời ca thật tha thiết, khẳng định rằng “hai cuộc đời như một”:
Vì hai đứa ta, hai cuộc đời như một
Chung một niềm sầu vào lứa tuổi hăm hai
(Lúc đó cô Hồng tròn 22 tuổi)
Nhạc sĩ Hoàng Trang còn có các bút danh khác như: Triết Giang, Trần Nguyên Thụy, Thiên Tường, Hồng Đạt. Theo cô Hồng (vợ nhạc sĩ Hoàng Trang) nói với người viết, thì các bút danh này đều xuất phát từ tên của vợ – con của tác giả. Thiên Tường là tên của người con trai thứ. Hồng Đạt được ghép từ tên cô Hồng và tên người con trai lớn tên Đạt. Trần Nguyên Thuỵ được ghép từ tên người con gái duy nhất (Thuỵ) với họ của cha (Trần) và họ của mẹ (Nguyễn). Vì cái tên Trần Nguyễn Thuỵ không được xuôi tai nên đổi thành Trần Nguyên Thuỵ.
Một bút danh phổ biến của nhạc sĩ Hoàng Trang là Triết Giang, được ông ký lần đầu khi sáng tác ca khúc Ngỏ Hồn Qua Đêm năm 1966.
Bài hát này được ký với 2 tên Triết Giang – Hàn Châu nên lâu nay người ta vẫn tưởng là bài hát được 2 nhạc sĩ viết chung. Tuy nhiên theo cô Nguyễn Thị Hồng cho biết thì bài này chỉ do 1 mình Hoàng Trang viết, và ông muốn giúp đỡ người bạn chưa có tên tuổi là Lê Đình Nam nên ghi tên sáng tác cho bài hát này là Triết Giang – Hàn Châu, trong đó Triết Giang là Hoàng Trang, còn Hàn Châu là bút danh mới của nhạc sĩ trẻ tên thật là Lê Đình Nam, người sau này có những sáng tác nổi tiếng là Những Đóm Mắt Hoả Châu, Thành Phố Sau Lưng…
Vậy Triết Giang và Hàn Châu có nghĩa là gì? Cô Hồng kể lại như sau:
Sau khi nhạc sĩ Hoàng Trang đã có một số sáng tác nổi tiếng được công chúng đón nhận là Nếu Đời Không Có Anh (1964), Không Bao Giờ Quên Anh (1964), Kể Chuyện Trong Đêm (1965). Năm 1966, nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác tiếp Ngỏ Hồn Qua Đêm. Sau khi hoàn thành bài hát, ông muốn đặt một bút danh khác để mới lạ và gây ấn tượng hơn.
Click để nghe Băng Châu hát Ngỏ Hồn Qua Đêm trước 1975
Sau khi trầm ngâm một lúc, bất chợt nhạc sĩ nhìn lên tấm bản đồ Việt Nam dán trên vách nhà, thấy bên trên nước Việt Nam là sơ đồ nước Trung Quốc và ấn tượng với 2 cái tên xuất hiện trên đó là Hàn Châu và Triết Giang.
Hàn Châu (sau này ghi là Hàng Châu) là một thành phố du lịch nổi tiếng, thủ phủ của tỉnh Triết Giang (sau này ghi là Chiết Giang) ở Trung Quốc. Thấy 2 cái tên này lạ và hay nên ông lấy luôn tên Triết Giang cho mình và tên Hàn Châu cho người bạn.
Vào thuở đó, thanh niên đến tuổi 21 thường là phải đi đăng lính. Tuy nhiên vì sức khoẻ kém, nên nhạc sĩ Hoàng Trang được cấp giấy miễn dịch vĩnh viễn, không phải vào quân ngũ. Nhưng vì tính nghệ sĩ yêu thích hải hồ nên vào khoảng năm 1965, ông xin vào đoàn hải thuyền để biểu diễn văn nghệ góp vui cho các quân nhân ngoài khơi. Cùng đi với ông còn có nhạc sĩ Mặc Thế Nhân, Anh Thy, ca sĩ Elvis Phương… Tuy nhiên chỉ sau một vài chuyến, nhạc sĩ Hoàng Trang xin không đi nữa vì sức khoẻ không cho phép, và lúc này nghề nghiệp chính của ông để mưu sinh sau khi lấy vợ chỉ là sáng tác nhạc.
Sau khi kết hôn, vợ chồng nhạc sĩ Hoàng Trang sống chật vật trong một căn gác xép nhỏ ở số nhà 218/1 đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần). Đó chỉ là một căn gác nhỏ mà vợ chồng nhạc sĩ đã thuê chứ chưa có nhà riêng, với tầng trệt là người khác ở. Thời gian này, sáng tác xong ca khúc nào thường là ông sẽ mang đi bán ngay để có tiền kiếm sống và nuôi những người con lần lượt ra đời.
Năm 1968, lệnh tổng động viên được ban hành, giấy miễn dịch của nhạc sĩ Hoàng Trang không còn hiệu lực, ông vào quân ngũ, nhờ có bằng đánh máy nên được nhận vào làm văn phòng ở bộ tư lệnh binh chủng thiết giáp.
Từ đầu năm 1969, khi Hoàng Trang đã là nhạc sĩ có tên tuổi với rất nhiều ca khúc ăn khách, cuộc sống gia đình ổn định hơn và chuyển sang một căn nhà riêng trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), kết thúc 4 năm ở thuê trên gác nghèo. Nhân dịp này ông đã viết bài Mùa Sầu Riêng với ca từ như sau:
Đã bốn năm rồi, hai đứa tôi thương vì chung nhau chí hướng…
Trong nhạc của Hoàng Trang thường thấy có những chữ “chung chí hướng” như vậy, theo cô Hồng đó là vì họ cùng chung chí hướng nên hợp nhau và đã đến với nhau dù khác biệt về hoàn cảnh gia đình. Trong ca khúc nổi tiếng là Đêm Ru Điệu Nhớ cũng có nhắc đến:
Ngày đầu gặp nhau vì chung lý tưởng mình trao tiếng cười
Cùng một quê hương, cùng chung chí hướng
Kết nên câu chuyện ân tình ngày nay…
Click để nghe Giao Linh hát Đêm Ru Điệu Nhớ trước 1975
Sau khi xuất ngũ khoảng năm 1972-1973, nghề kiếm sống duy nhất của nhạc sĩ Hoàng Trang vẫn chỉ là sáng tác nhạc.
Đến cuối năm 1973, gia đình nhạc sĩ rời căn nhà ở đường Hồng Thập Tự để chuyển sang ở số 37 đường Phạm Ngũ Lão (Quận 1) cho đến khi ông qua đời năm 2011. Đó cũng là trụ sở cũ của hãng dĩa Sóng Nhạc (đã giải thể từ đầu thập niên 1970).
Sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Trang ở lại trong nước và mưu sinh nhiều nghề, vẫn sáng tác nhiều ca khúc nhưng ít được phổ biến. Có thời gian vợ chồng ông mở một tiệm buôn giày dép, dây nịt…
Do lâm trọng bệnh, ông đã qua đời ngày 18 tháng 8, 2011 tại tư gia ở Sài Gòn.
Sau đây mời các bạn nghe lại những sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Trang, đã được các ca sĩ nổi tiếng thu âm trước 1975:
Ngỏ Hồn Qua Đêm
Bài hát được nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác năm 1966 và ký bút danh Triết Giang – Hàn Châu. Đây cũng là lần đầu tiên cái tên Hàn Châu xuất hiện trước công chúng, được nhạc sĩ Hoàng Trang đặt cho người bạn của mình là Hàn Châu. Cũng vì vậy mà nhiều người tưởng rằng bài hát này của nhạc sĩ Hàn Châu sáng tác.
Ngoài ra, bài hát này tên là Ngỏ Hồn Qua Đêm nhưng thường bị ghi sai thành Ngõ Hồn Qua Đêm.
Chiều bàn giao cho vùng đêm đen biên giới.
Theo cánh quân anh đóng ven lưng chừng đồi.
Click để nghe Thanh Thúy hát Ngỏ Hồn Qua Đêm trước 1975
Kể Chuyện Trong Đêm
Ca khúc này được nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác khoảng năm 1965, cũng là thời gian mà ông đã quen biết và kết hôn với một cô gái khuê các tên là Nguyễn Thị Hồng. Bài hát như là món quà nhạc sĩ gửi tặng cho người bạn đời, cũng là bóng hồng duy nhất trong nhiều ca khúc nổi tiếng của ông:
Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau
Người bạn chiēn đāu nằm bên nói rằng:
“Xin chúc hai người suốt đời yêu nhau
Như trái cau xanh chung tình cùng trầu
Tình yêu như hoa sóng trên đại dương
Vẫn dâng lên dạt dào…”
Click để nghe Phương Dung hát Kể Chuyện Trong Đêm trước 1975
Không Bao Giờ Quên Anh
Nhạc sĩ Hoàng Trang tên thật là Trần Văn Phát, ông đã chọn một bút danh rất nữ tính là Hoàng Trang, và thực tế thì ông cũng có nhiều ca khúc nổi tiếng nói thay cho tâm sự của người nữ, như Nếu Đời Không Có Anh, Ăn Năn, Tâm Sự Với Anh, và nổi tiếng nhất là Không Bao Giờ Quên Anh:
Tôi viết lên đây với tất cả chân thành của lòng tôi trao anh…
Click để nghe Thanh Tuyền hát Không Bao Giờ Quên Anh trước 1975
Nếu Đời Không Có Anh
Nhạc sĩ Hoàng Trang sáng tác ca khúc này vào năm 1965, dựa theo chuyện tình cảm của chính mình. Ông nói về hoàn cảnh sáng tác như sau:
“Tôi viết ca khúc Nếu Đời Không Có Anh vào năm 1965, lúc đó tôi cũng mới sáng tác được vài bài. Lúc đó người yêu của tôi là nữ sinh, nên mỗi tuần chúng tôi chỉ gặp nhau vào chiều thứ 7 để đi xi nê, ăn kem hoặc là dạo phố. Có một lần vào chiều thứ 7, chiếc velo solex cà tàng của tôi bị hư, tôi nhờ anh sửa xe sửa giùm. Trong lúc chờ đợi, tôi hết sức nóng ruột và lo lắng nhưng rồi cũng không biết làm sao.
Sửa xe xong, tôi đành phải làm người lỗi hẹn, và chiều thứ 7 tuần sau đó tôi đến nơi hẹn mà chúng tôi thường gặp nhau. Gặp người yêu, mặt buồn, giận hờn, trách móc và hỏi vì sao lần trước không đến để lỗi hẹn, rồi kể luôn tâm trạng từ nhà đi ra phố đến gặp nhau lần đó. Trên đường đi, người yêu tôi rất buồn và thấy tất cả không có gì hy vọng, nghĩ rằng có thể đến nơi hẹn chờ để rồi lại thất vọng và đi về như tuần trước. Tôi lấy tâm trạng của người yêu tôi, viết thành ca khúc Nếu Đời Không Có Anh. Người yêu của tôi nay cũng là vợ của tôi.”
Click để nghe Thanh Tuyền hát Nếu Đời Không Có Anh trước 1975
Tâm Sự Với Anh
Bài hát nói lên tâm sự nữ nhi lúc nào cũng âu lo trong chuyện tình yêu:
Anh vô tình anh chẳng hiểu cho em trong những đêm sầu đau
Giờ trách anh đâu phải để bắt đền
Nhưng tại vì em buồn….
Click để nghe Giao Linh hát Tâm Sự Với Anh trước 1975
Ăn Năn
Một ca khúc khác nói thay cho tâm sự của người nữ, là một bài tình buồn:
Ngày mình yêu nhau hai đứa ước mơ trầu cau
Em đâu có ngờ rằng hai đứa xa nhau
Giờ buồn không anh nếu mộng xưa chẳng thành
Em tin không phải mình mà vì đời chia rẽ.
Click để nghe Giao Linh hát Ăn Năn trước 1975
Đêm Ru Điệu Nhớ
Bài hát gắn liền với giọng hát Giao Linh, cả trước và sau năm 1975. Dù là một bài hát quen thuộc, nhưng ít người hát lại, có lẽ lý do là vì Giao Linh đã thể hiện quá xuất sắc ca khúc này, khó có thể hay hơn được nữa:
“Có những dòng sông mênh mông yêu nhau như chuyện vợ chồng…”
Click để nghe Giao Linh hát Đêm Ru Điệu Nhớ trước 1975
Nửa Đêm Thương Nhớ
Một ca khúc khác cũng đã gắn liền với tên tuổi ca sĩ Giao Linh:
Nhớ thương ơi sao còn đến tìm, sao còn đến tìm
Buồn không tên len hồn trong đêm qua miền âu yếm
Click để nghe Giao Linh hát Nửa Đêm Thương Nhớ trước 1975
Khổ Qua
Ca khúc này cũng được khán giả biết đến qua giọng hát Giao Linh:
Đường vào tình yêu có nhiều trái đắng mang tên khổ qua
Em nói khi yêu tim mình cho thật nhiều
Nhưng chẳng nhận được bao nhiêu.
Click để nghe Giao Linh hát Khổ Qua trước 1975
Mùa Sầu Riêng
Nhạc sĩ Hoàng Trang lấy vợ năm 1965, dù vợ ông là một tiểu thư khuê các, con của ông chủ Sóng Nhạc, nhưng 2 vợ chồng ông lấy nhau tay trắng, sống cơ hàn trong một căn gác xép ở thuê trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần).
Từ đầu năm 1969, khi Hoàng Trang đã là nhạc sĩ có tên tuổi với rất nhiều ca khúc ăn khách, cuộc sống gia đình ổn định hơn và chuyển sang một căn nhà riêng trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), kết thúc 4 năm ở thuê trên gác nghèo. Nhân dịp này ông đã viết bài Mùa Sầu Riêng với ca từ như sau:
“Đã bốn năm rồi, hai đứa tôi thương vì chung nhau chí hướng…”
Click để nghe Giao Linh hát Mùa Sầu Riêng trước 1975
Ước Nguyện Đầu Xuân
Ca khúc nhạc Xuân hiếm hoi của nhạc sĩ Hoàng Trang:
Một rừng hoa mai nở
Một bầy chim én đưa tin
Chúa xuân giáng trần thật xinh
Click để nghe Giao Linh hát Ước Nguyện Đầu Xuân trước 1975
Sau đây là những ca khúc khác (thu âm trước 1975) của nhạc sĩ Hoàng Trang ít được nhiều người biết đến hơn:
Click để nghe Thanh Thúy hát Tình Ngủ Trong Đêm
Click để nghe Thanh Thúy Kể Từ Đêm Đó
Click để nghe Mạnh Quỳnh – Giáng Thu hát Trái Cấm
Click để nghe Phương Dung hát Dư Ảnh Tình Yêu
Click để nghe Trúc Mai hát Giá Lạnh
Click để nghe Trúc Mai hát Hứa Thương Anh
Click để nghe Trúc Mai hát Nửa Đường Tình Yêu
Click để nghe Thanh Tuyền hát Hái Lộc Đầu Năm
Click để nghe Giao Linh hát Lời Cuối Cho Nhau
Đông Kha – chuyenxua.vn
Tổng hợp lại: TranCongThang.com