Trang chủ Chuyện đời Những hình ảnh hiếm của Chợ Lớn năm 1909

Những hình ảnh hiếm của Chợ Lớn năm 1909

Tác giả: Trần Công Thắng
260 views

Bộ ảnh này gồm có 27 bức ảnh, được thực hiện vào năm 1909 theo thị trưởng Chợ Lớn Drouhet nhằm mục đích ghi nhớ lại những phúc lợi của chính sách được ông thị trưởng ban hành cho thành phố Chợ Lớn. Vì vậy trong bộ ảnh này có các hình ảnh của các tổ chức phúc lợi xã hội, như là bịnh viện, bảo sanh viện, trại trẻ mồ côi, trường học dành cho người mù, người câm điếc…

Thời điểm này Chợ Lớn có một bịnh viện mang tên Drouhet cho chính ông thị trưởng này cho xây dựng. Bịnh viện Drouhet sau 1955 mang tê bịnh viện Hồng Bàng, ngày nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trên đường Hồng Bàng.

bv
l’Hôpital Drouhet khi mới được xây dựng
cholon1909 21
l’Hôpital Drouhet

bv2
l’Hôpital Drouhet thập niên 1920

bv3
Bịnh viện mang tên Hồng Bàng sau 1955

Sau đây là bộ ảnh Chợ Lớn năm 1909:

cholon1909 1
Tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn – Tư dinh Thị trưởng

cholon1909 2
Dinh tỉnh trưởng tỉnh Chợ Lớn

cholon1909 3
Chợ Lớn cũ. Ban đầu chợ này gọi là Chợ Sài Gòn, trung tâm vùng Chợ Lớn, là chợ lớn nhất vùng Sài Gòn – Chợ Lớn nên được gọi là Chợ Lớn. Sau này chợ Bình Tây được xây dựng thì nơi này giải tỏa. Vị trí này ngày nay là Bưu Điện Chợ Lớn

cholon1909 4
Kinh Tàu Hủ, người Pháp gọi là Arroyo chinois

cholon1909 5
Nhà máy nước và điện Chợ Lớn

cholon1909 6
Trường Nam tiểu học Thành phố Chợ Lớn, nay là trường THPT Hùng Vương (số 124 đường Hồng Bàng)

cholon1909 7
Trường tiểu học Mân Chương (tại Hà Chương hội quán) nằm trên đường Saigon-Cholon với 60 học sinh chụp năm 1909. Ngày nay Hà Chương hội quán vẫn còn, nằm ở địa chỉ 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5

cholon1909 8
Nhân viên, điều dưỡng của bịnh viện đứng trước bịnh viện Chợ Lớn, nay là bệnh viện Chợ Rẫy

cholon1909 9
Phòng phẫu thuật trong bịnh viện Chợ Lớn

cholon1909 10
Phòng cho người bịnh bên trong bịnh viện Chợ Lớn

cholon1909 11
Khu bịnh nhi

cholon1909 12
Khuôn viên bên trong bịnh viện Chợ Lớn

cholon1909 13
Trường đào tạo điều dưỡng thuộc bịnh viện Chợ Lớn

cholon1909 14
Khoa phụ sản thuộc bịnh viện Chợ Lớn

cholon1909 15
Phòng hộ sinh trong bịnh viện Chợ Lớn

cholon1909 16
Đây có thể là nhà dưỡng lão ở Chợ Lớn

cholon1909 17
Hội bảo trợ người mù Chợ Lớn

cholon1909 18
Ban nhạc người khiếm thị

cholon1909 19
Côi nhi viện Chợ Lớn

cholon1909 20
Trường khiếm thính Chợ Lớn (dành cho người câm, điếc)

cholon1909 22
Bịnh viện Drouhet

cholon1909 23
Bịnh viện Drouhet, nay là bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

cholon1909 24
Bịnh viện Quảng Đông được xây năm 1907, nay là bệnh viện Nguyễn Tri Phương

cholon1909 25
Bịnh viện Phúc Kiến, nay là bệnh việc Nguyễn Trãi

cholon1909 26
Rue de Gialong, nay là đường Trịnh Hoài Đức. Phía xa là ngã tư Trịnh Hoài Đức – Phùng Hưng. Nằm ngang nơi tiền cảnh là đường Vạn Tượng, rẽ về bên trái hình là ra đường Khổng Tử, rẽ về bên phải là đi về phía cầu Quới Đước và kinh Tàu Hủ.

Sơ lược về sự hình thành của thành phố Chợ Lớn:

Tên gọi Chợ Lớn trở thành một đơn vị hành chánh chính thức kể từ ngày 6/6/1865, chính quyền Pháp thành lập thành phố Chợ Lớn. Trong tất cả các văn kiện đều dùng tên gọi là Ville de Chợ Lớn. Thành phố Chợ Lớn bao gồm phần trung tâm là ngôi chợ Lớn (chợ cũ, vị trí bưu điện Chợ Lớn hiện nay) và các thôn bao quanh, cùng thuộc Tổng Phong Thượng cũ của hạt thanh tra Chợ Lớn.

Xem thêm:  Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và những tình khúc bất tử

Hạt thanh tra Chợ Lớn được thành lập sau thành phố Chợ Lớn chỉ 2 năm, theo quyết định ngày 16/8/1867 của Soái phủ Sài Gòn, trên cơ sở một số tổng của huyện Tân Long phủ Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định. Từ năm 1871, Hạt thanh tra Chợ Lớn đổi thành Hạt tham biện Chợ Lớn, đến năm 1900 trở thành tỉnh Chợ Lớn.

Năm 1879, Thống đốc Nam kỳ ban hành nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn là đô thị loại 2 ngang với cấp tỉnh, cùng với các thành phố Tourane (Đà Nẵng) và Phnompenh (Nam Vang) được thành lập sau này của Liên bang Đông Dương.

Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn (được chính thức thành lập từ ngày 1/1/1900), tuy nhiên, trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại thành phố Chợ Lớn. Vì lý do này mà trong nhiều thời kỳ, vị Thị trưởng Chợ Lớn kiêm nhiệm luôn chức vụ Chủ tỉnh Chợ Lớn, và tỉnh Chợ Lớn cũng là một trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ vào thời gian đầu thế kỷ 20.

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Xem thêm:  Cuộc đời vua Bảo Đại qua hình ảnh

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để ” thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam”. Theo Sắc lệnh này, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn, ngoài ra phần lớn diện tích của tỉnh Chợ Lớn được sáp nhập với tỉnh Tân Anh để thành tỉnh Long An, từ đó tên gọi “Chợ Lớn” không còn được dùng chính thức trong các tên gọi hành chính cấp tỉnh nữa, chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5, quận 6 và một phần quận 11 của Đô thành Sài Gòn. Sau 1975, thành đô Sài Gòn (bao gồm khu Sài Gòn – Chợ Lớn) sáp nhập với tỉnh Gia Định để mang tên mới là TPHCM cho đến nay.

Đông Kha – nhacxua.vn

Thảo luận với Thắng nào!