Trang chủ Chuyện đời Chủ nghĩa tối giản Minimalism và điều cần biết

Chủ nghĩa tối giản Minimalism và điều cần biết

Tác giả: Trần Công Thắng
188 views

Phong cách sống tối giản đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Theo đuổi lối sống theo chủ nghĩa tối giản Minimalism giúp mang lại những thay đổi tích cực, sống đơn giản nhưng vẫn đủ đầy. Cùng Trần Thắng tìm hiểu ngay sau đây.

Hiểu đúng về chủ nghĩa sống tối giản Minimalism

Vào những năm đầu thập niên 1960 ở New York (Mỹ), chủ nghĩa sống tối giản Minimalism được chú ý và phát triển trong hai lĩnh vực nghệ thuật chính: âm nhạc và điện ảnh. Hiện nay, chủ nghĩa sống tối giản Minimalism trở thành biểu tượng triết lý và phong cách sống của người Nhật Bản bởi người Nhật thường có lối sống giản dị, không khoe khoang, và chỉ sử dụng những thứ thật cần thiết cho đời sống.

Hình 1: Hiểu đúng về chủ nghĩa sống tối giản Minimalism

Hiểu đúng về chủ nghĩa sống tối giản Minimalism

Nghĩ tới sống tối giản, nhiều người cho rằng tối giản là việc vứt bỏ hết đồ đạc để căn nhà nhìn gọn gàng hơn. Nhưng thực chất, chủ nghĩa sống tối giản Minimalism là đề cao những gì thực sự quan trọng với cuộc sống, đưa sự chú ý của ta vào những vật việc quan trọng đó để ta có được cảm giác hạnh phúc.

Phong trào này dần được yêu thích và trở nên phổ biến với việc loại bỏ tối đa những đồ đạc, vật chất, tài sản không cần thiết, thiết kế xây dựng lối sống tối giản để mang lại giá trị tốt đẹp cho chính cuộc sống của mỗi cá nhân.

Hình 2: Bìa sách “Lối sống tối giản của người Nhật” -  Sasaki Fumio

Bìa sách “Lối sống tối giản của người Nhật” –  Sasaki Fumio

Tác giả của cuốn sách “Lối sống tối giản của người Nhật” – Sasaki Fumio từng viết rằng: “Sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng…Nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta”.

Chủ nghĩa tối giản Minimalism được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống: giải trí, các mối quan hệ, công việc, nghệ thuật (điêu khắc, kiến trúc, hội họa, âm nhạc…). Sống tối giản là một lối sống có mục đích, mỗi người có thể thực hành theo cách riêng của mình và tập trung vào những thứ quan trọng nhất có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái, an nhiên.

Xem thêm:  Tư duy phản biện: Khái niệm và cách rèn luyện

Quá trình hình thành lối sống theo chủ nghĩa tối giản Minimalism

Chủ nghĩa sống tối giản Minimalism mang đến cho giới trẻ phong cách sống không bị ràng buộc bởi vật chất, được tự do hình thành lối sống đơn giản hơn bằng cách bỏ đi những vật dụng lộn xộn, loại bỏ những điều thừa thãi giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tinh thần.

Để hình thành lối sống theo chủ nghĩa tối giản, bạn cần thực hiện các bước sau:

Vứt bỏ những đồ vật không sử dụng hoặc ít sử dụng

Bắt tay vào dọn dẹp không gian sống của chính mình. Hãy quan sát và lên danh sách những vật dụng không sử dụng ít nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây. Bắt đầu từ những khu vực dễ nhìn thấy nhất như: tủ giày dép, đồ chơi trẻ em (nếu có), kệ sách,… sau đó đến những khu vực khuất mắt như: ngăn kéo, hộc tủ, vật dụng nhà bếp, tủ quần áo… để tránh tình trạng bị choáng ngợp bởi những đồ đạc khi bạn bày ra dọn cùng một lúc.

Hãy can đảm học cách từ bỏ chúng mà không suy nghĩ, quyên góp hoặc tặng lại cho ai cần, hoặc bạn có thể đăng bán thanh lý. Việc loại bỏ bớt những đồ dùng không cần thiết giúp không gian sống của bạn thoáng đãng và tạo động lực cho bạn tiếp tục quá trình tối giản.

3 vut bo nhung do dung khong su dung

Giữ lại những đồ thật cần thiết, sắp xếp hợp lý không gian sống

Trong quá trình dọn dẹp, bạn cần cân nhắc thật kỹ mức độ cần thiết của đồ vật, hãy trả lời cho những câu hỏi sau và đưa ra quyết định:

  • Bạn có cần món đồ này không?
  • Bạn có đang sử dụng nó không?
  • Nếu không dùng món đồ đó, bạn có món đồ nào khác để thay thế không?
  • Tại sao bạn cần món đồ đó?

Để tiết kiệm thời gian dọn dẹp và tìm kiếm, hãy sắp xếp đồ đạc trong căn nhà một cách hợp lý và có khóa học:

  • Lựa chọn nội thất tiện ích và tối giản, không cầu kỳ.
  • Đồng nhất màu sắc các vật dụng trong nhà.
  • Tận dụng mọi ngóc ngách, ngăn đựng đồ hoặc làm tủ kệ âm tường.
  • Bố trí các vật dụng thường xuyên sử dụng ở nơi dễ thấy.
  • Sắp xếp không gian nghỉ ngơi thoáng đãng.
  • Phân loại, sắp xếp quần áo theo từng mục đích sử dụng.
  • Tạo thói quen gọn gàng, ngăn nắp.Hình 4: Sắp xếp không gian sống khoa học
Xem thêm:  Xà bông Cô Ba danh tiếng Sài Gòn một thời

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Hãy đặt hạn mức chi tiêu cho một tháng, lập danh sách các việc cần chi. Kiểm soát thói quen chi tiêu, tiêu tiền một cách có chủ đích và chỉ mua những thứ thật cần thiết.

Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, hãy tự hỏi xem bạn sẽ sử dụng sản phẩm này trong bao lâu và nó có thật sự có ích cho bản thân bạn hay không? Nếu không, hãy dừng ngay việc mua sản phẩm đó.

Sống theo chủ nghĩa tối giản Minimalism không có nghĩa là bạn mua những món đồ rẻ tiền để tiết kiệm, mà nói đến cách bạn mua sắm. Hãy lược giản hóa các sản phẩm bạn cần mua, chú trọng đến tính hữu dụng và tuổi thọ của sản phẩm. Hạn chế xem các quảng cáo, nội dung sáng tạo sản phẩm, gạt bỏ thói quen mua hàng giảm giá để cưỡng chế lại ham muốn mua sắm của bản thân.

Khi xác định rõ vật dụng cần mua, phù hợp với phong cách sống tối giản, tinh thần bạn sẽ trở nên thoải mái, vui vẻ hơn.

Hình 5: Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Duy trì thói quen sống theo chủ nghĩa tối giản

Không để nhà cửa bừa bộn, đồ đạc vứt lộn xộn mọi nơi, hãy tạo thói quen dọn dẹp thường xuyên không gian sống của bạn, giúp căn nhà bạn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Không gian sống lành mạnh, đơn giản, thoải mái sẽ thay đổi tích cực đến cả các lĩnh vực khác của bạn.

Sắp xếp lại công việc, ngủ sớm hơn, dành nhiều thời gian hơn cho công việc bạn thích. Học cách từ chối các mối quan hệ có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn, xây dựng những mối quan hệ chất lượng. Loại bỏ những cảm xúc ganh ghét, thù hận, tức giận, phẫn uất, những thông tin vô bổ, không lành mạnh, tập trung vào cảm xúc và những điều mang năng lượng tích cực.

Hình 6: hình thành thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp

Lợi ích của chủ nghĩa sống tối giản Minimalism

Lối sống theo chủ nghĩa tối giản Minimalism mang đến những điều tích cực, hướng mọi người đến cuộc sống giản đơn, ngưng chạy theo những vật chất phù phiếm, hạnh phúc với những gì mình đang có. Những lợi ích của phong cách sống tối giản dễ nhận thấy:

  • Tiết kiệm chi phí từ những việc ít tiêu xài cho những thứ không cần thiết.
  • Bớt áp lực trong việc dọn dẹp nhà cửa, có nhiều thời gian đầu tư cho những công việc khác.
  • Giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe, suy nghĩ tích cực và tự do trải nghiệm.
  • Tiêu thụ ít các vật dụng hơn, góp phần bảo vệ môi trường.
  • Loại bỏ được những mối quan hệ tiêu cực trong xã hội.
  • Biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình, biết ơn nhiều hơn.
  • Tạo nhiều hiệu quả hơn với nguồn sáng tạo vô tận cùng phát triển tư duy cá nhân.
Xem thêm:  The Wiselands Coffee - quận 3 TPHCM

Hình 7: Lược bỏ những mối quan hệ tiêu cực trong xã hội

Quan niệm sai lầm về lối sống theo chủ nghĩa tối giản Minimalism

Một số quan niệm sai lầm về lối sống theo chủ nghĩa tối giản Minimalism

  • Chủ nghĩa tối giản Minimalism là trào lưu tức thời: lối sống tối giản không phải là trào lưu tức thời mà được áp dụng trong cả xã hội và nghệ thuật. Không khó để nhận ra lối sống này đang hình thành trong tiềm thức của giới trẻ, thúc đẩy giới trẻ tiến đến cuộc sống ít lệ thuộc vào vật chất, bền vững và dễ cảm thụ hơn.
  • Chủ nghĩa tối giản được quan niệm là một chuẩn mực đạo đức: Không có một chuẩn mực đạo đức nào được hình thành hay áp dụng đến người thực hiện phong cách sống tối giản. Chủ nghĩa tối giản có thể áp dụng ở bất cứ khía cạnh nào phù hợp với quan điểm sống của mỗi cá nhân.
  • Chủ nghĩa tối giản được xây dựng dựa theo những nguyên tắc: Không có nguyên tắc nào được đặt ra khi áp dụng chủ nghĩa tối giản vào cuộc sống. Mỗi người tự tạo nên nguyên tắc cho riêng mình thỏa mãn nhu cầu riêng biệt để phục vụ cho lối sống tối giản khác nhau.
  • Chủ nghĩa tối giản nghĩa là bạn phải sống trong một không gian giản đơn, không được mua sắm: quan niệm này là sai lầm bởi chủ nghĩa tối giản giúp bạn bỏ bớt những thứ không cần dùng, chú tâm vào những vật dụng, đồ dùng thật sự quan trọng, có ích cho đời sống của bạn. Trước khi mua sắm bất cứ sản phẩm nào, bạn sẽ xem xét liệu nó có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra, cũng giúp bạn kiểm soát tốt hơn thói quen chi tiêu của mình.
  • Lối sống theo chủ nghĩa tối giản chỉ áp dụng cho căn nhà, không gian sống của bạn: Không đúng. Chủ nghĩa tối giản không gói gọn trong đồ đạc, vật chất của căn nhà, mà bạn còn tối giản được mọi thứ trong kho hình ảnh lưu trữ, trong những mối quan hệ xã hội… Bạn chỉ sống giản đơn và tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc khi đã dọn dẹp hết những thứ không cần thiết xung quanh mình.

Hình 8: Chủ nghĩa tối giản giúp bạn sống tích cực, nhẹ nhõm

Lời kết

Xây dựng thói quen sống tối giản giúp bạn khám phá mục đích của cuộc sống, dọn dẹp sạch những thứ không phù hợp, chọn chất lượng thay cho số lượng, sở hữu ít hơn nhưng thỏa mãn nhiều hơn. Chủ nghĩa sống tối giản Minimalism mang lại cuộc sống tự do tràn đầy ý nghĩa và hạnh phúc, tác động tích cực trong quá trình phát triển bản thân của mỗi người.

Thảo luận với Thắng nào!