Đối với sự phát triển khả năng tư duy của con người, môn toán là bộ môn đóng vai trò quan trọng. Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ và các thiết bị điện tử, việc tính nhẩm các phép tính đang dần trôi vào quên lãng. Các bậc phụ huynh muốn lựa chọn cho con mình phương pháp học toán để phát triển toàn diện khả năng tư duy phản biện và phân tích tính toán, hãy chọn cho bé phương pháp toán tư duy soroban.
Đây là phương pháp rèn luyện trí não nổi tiếng của Nhật Bản và là một trong những phương pháp tính nhẩm được đánh giá cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm rõ hơn về phương pháp này.
Mục lục nội dung
Toán tư duy soroban là phương pháp tính nhẩm nhanh thông minh bằng việc sử dụng chiếc bàn tính cổ có hạt để tưởng tượng phép tính, từ đó tính nhẩm ra được kết quả chính xác và siêu tốc.
Phương pháp toán tư duy soroban có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhưng đến năm 1600 của thế kỷ 18, khi soroban du nhập vào Nhật Bản, phương pháp này mới thực sự phát triển vượt bậc và được áp dụng vào nền giáo dục cho thế hệ tương lai của họ. Ngày nay, toán tư duy soroban được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Á, là phương pháp rèn luyện trí tuệ tuyệt vời, giúp trẻ phát triển tư duy não bộ và nâng cao khả năng tính nhẩm
Bàn tính Soroban là bàn tính được làm bằng gỗ gồm những hình tròn biểu thị cho những con số, bàn tính không hiển thị các chữ số, được sử dụng tính bằng thao tác các ngón tay một cách nhanh nhẹn và khả năng tư duy hình ảnh của trẻ để nhẩm ra kết quả chính xác trong thời gian nhanh nhất.
Bàn tính toán tư duy soroban Nhật Bản được thiết kế bằng gỗ với cấu tạo là một khung chữ nhật, được chia làm 2 phần ngăn trên và ngăn dưới bởi một thanh ngang gọi là thanh xà giữa, phần dưới lớn gấp 3 lần phần trên. Để phục vụ cho việc tính toán, trên các cột dọc của bàn tính gắn các hạt có thể di chuyển lên xuống một cách dễ dàng. Các hạt bàn tính thường có hình nón đôi, hai hình nón úp vào nhau.
Ngày nay, bàn tính soroban được thiết kế khung và trục bằng gỗ hoặc nhựa, với kết cấu an toàn, bền, đẹp, tiện lợi, nhiều màu sắc để thu hút trẻ và được nhiều phụ huynh ưa chuộng.
Bàn tính soroban bao gồm số nguyên lẻ trục, mỗi trục có hai loại hạt sau:
- Hạt “trời”: mỗi hạt sẽ mang giá trị tương đương 5, được thiết kế ở dạng 1 hạt, nằm ở ngăn trên.
- Hạt “đất”: mỗi hạt sẽ mang giá trị tương đương 1, được thiết kế ở dạng 5 hạt, nằm ở ngăn dưới.
Những hạt “trời” và hạt “đất” được đặt cách nhau bởi thanh xà giữa.
Số trục của bàn tính soroban luôn biểu thị số lẻ, và không nhỏ hơn 9. Bàn tính soroban tiêu chuẩn gồm 13 trục. Tuy nhiên, các bàn tính soroban hiện đại có tính ứng dụng cao sẽ bao gồm 21, 23, 27 hoặc 31 trục. Số trục càng nhiều thì càng thể hiện được thêm nhiều chữ số, người dùng sẽ tính toán được nhiều số lớn hơn.
Khi tính nhẩm toán tư duy soroban, cần nhớ quy ước cơ bản với những thuật toán của bàn tính:
Ngăn trên bàn tính gồm 1 hạt có giá trị bằng 5, ngăn dưới bàn tính trong cùng một trục gồm 4 hạt – mỗi hạt có giá trị bằng 1.
Trục 1 (cột bên phải ngoài cùng) là hàng đơn vị.
Những trục bên trái trục 1 có giá trị tăng dần: hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn… Đối với bàn tính toán tư duy soroban nâng cao có thể lên đến giá trị hàng chục triệu.
Đối với những bàn tính soroban hàng thập phân. Hàng đơn vị sẽ là trục thứ 2, trục bên phải của trục đơn vị là phần thập phân sau dấu phẩy ( trừ trường hợp làm phép nhân hoặc phép chia).
Phương pháp toán tư duy soroban là phương pháp tính nhẩm siêu tốc của người Nhật, phương pháp này rèn luyện cả hai bán cầu não trái và phải. Khi học toán tư duy soroban, trẻ cần phải tưởng tượng ra hình ảnh bàn tính và thực hiện phép tính bằng thao tác các ngón tay. Bán cầu não phải đảm nhiệm việc tưởng tượng và hiển thị các con số, bán cầu não trái thực hiện xử lý các con số, phân tích tư duy tính toán logic.
Không chỉ phát triển toàn diện, cân bằng não bộ, toán tư duy soroban còn mang lại cho trẻ một số lợi ích:
- Nâng cao khả năng tưởng tượng và quan sát trực quan.
- Tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và phát triển trí thông minh.
- Cải thiện và nâng cao khả năng tính toán.
- Giúp bé tính toán chuẩn xác kể cả các phép tính với những chuỗi số khó nhớ và phức tạp.
- Phản ứng nhaỵ bén với các con số.
- Rèn luyện khả năng lập luận, tư duy sáng tạo, giúp trẻ tự tin, chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Rèn luyện khả năng kiên nhẫn và tính bền bỉ.
- Tạo hứng thú và khơi dậy sự yêu thích học toán ở trẻ.
Để học toán tư duy soroban đơn giản tại nhà, trước tiên phụ huynh cần cho bé làm quen với bàn tính soroban qua các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị một bàn tính soroban, đặt trên mặt phẳng, cho bé đẩy các hạt đơn vị ở hàng trên lên trên, hàng dưới xuống dưới.
- Bước 2: cho bé di chuyển một vài hạt đơn vị ở hàng dưới lên trên, hàng trên xuống dưới.
- Bước 3: cho bé thực hành nhiều lần để thành thạo, thao tác nhanh các ngón tay khi di chuyển hạt.
Bé bắt đầu dễ dàng học toán tư duy soroban sau khi nắm các quy tắc cơ bản:
- Để biểu thị số 0, bé di chuyển hạt “trời” lên phía trên và 4 hạt “đất” xuống phía dưới.
- Để biểu thị từ số 1 đến số 4, bé lần lượt di chuyển các hạt “đất” từ 1 đến 4 lên trên.
- Để biểu thị số 5, bé đẩy các hạt “đất” và hạt “trời” xuống dưới.
- Để biểu thị số lớn hơn 5, bé giữ hạt “trời” phía dưới và đẩy lần lượt từng hạt “đất” lên trên.
Làm các phép tính cộng và trừ, nhân và chia bằng bàn tính soroban khá đơn giản, các bé chỉ cần di chuyển những hạt “trời” và hạt “đất” để thể hiện những giá trị mong muốn.
Trẻ 4 tuổi có thể bắt đầu học toán tư duy soroban, phụ huynh nên điều chỉnh thời gian học phù hợp tùy thuộc vào mức độ phát triển trí não của trẻ. Trẻ vừa luyện toán tư duy soroban, vừa chơi sẽ thông minh hơn và hiệu quả hơn.
Phương pháp toán tư duy soraban giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần, cân bằng não bộ, nâng cao đáng kể các kỹ năng toán học cho trẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Trần Công Thắng, chúc bạn sẽ khám phá được những kiến thức thú vị.