Trang chủ Chuyện đời Bệnh động kinh: Dấu hiệu và phân loại

Bệnh động kinh: Dấu hiệu và phân loại

Tác giả: Trần Công Thắng
155 views

Các bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương ngày càng phổ biến, trong đó có bệnh động kinh. Bệnh động kinh có thể xảy ra ở mọi đối tượng với các triệu chứng đơn giản, dễ nhận biết như: cơ thể co cứng, co giật, xảy ra những hành vi, cảm xúc bất thường, mất ý thức trong thời gian ngắn. Bệnh sẽ được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh (dân gian hay gọi là giật kinh phong) là bệnh xảy ra do các hoạt động thần kinh quá mức bất thường hay đồng bộ của não bộ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột, không thể kiểm soát. Tình trạng này dẫn đến các cơn co giật xuất hiện và lặp đi lặp lại nhiều lần, co cứng tay chân, những thay đổi về hành vi, nhận thức và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Đặc điểm nhận biết các cơn co giật của bệnh động kinh:

  • Đo điện não đồ phát hiện các đợt sóng kịch phát bất thường.
  • Các cơn co giật xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn và thường xuyên lặp lại.
  • Xuất hiện kèm các rối loạn khác về chức năng thần kinh.

Bệnh động kinh xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và có tính di truyền. Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Biến chứng của bệnh động kinh hiếm khi xảy ra nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến con người mất ý thức, cơ thể mất kiểm soát, dễ dẫn đến tổn thương não, rối loạn nhịp tim và hô hấp, có khả năng tử vong.

Bệnh động kinh xảy ra khi não bộ hoạt động bất thường

Bệnh động kinh xảy ra khi não bộ hoạt động bất thường

Phân loại bệnh động kinh

Một số cơn động kinh thời điểm khởi phát không thể quan sát thấy, một số người chỉ nhìn chằm chằm trong vài giây và vẫn kiểm soát được ý thức, nhưng có những người co giật, liếm môi, vò bàn tay, lộ rõ vẽ sợ hãi. Khi xuất hiện một cơn động kinh không có nghĩa là bạn bị bệnh động kinh. Hãy theo dõi những mô tả, đặc điểm khởi phát của cơn động kinh.

Dạng EEG (điện não đồ) của bệnh nhân động kinh

Dạng EEG (điện não đồ) của bệnh nhân động kinh

Theo Liên hội chống động kinh Quốc Tế (ILAE), bệnh động kinh có thể chia làm 2 loại:

Động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể là những cơn động kinh xảy ra ở mọi vùng của não bộ do kích thích cả hai bên vỏ não. Có 6 loại động kinh toàn thể:

  • Động kinh co giật gây co cứng cơ: các cơn co cơ lưng, tay và chân xảy ra đột ngột khiến người bệnh ngã xuống và mất hoàn toàn ý thức trong khoảng 10 – 20 giây. Sau đó, các cơn co giật xảy ra  liên tục 2 – 3 phút rồi bắt đầu giãn dần các cơ, người bệnh sẽ không còn cảm giác và không nhận biết được điều gì xảy ra trước đó.
  • Co giật malit (động kinh khủng hoảng vắng mặt): cơn động kinh thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi với các biểu hiện như: cơ thể đột ngột dừng lại, mắt nhìn cố định vào một khoảng không gian, liếm nhấp môi, gây mất tập trung, mất ý thức trong thời gian ngắn. Một cơn co giật malit diễn ra khoảng 3 -30 giây và lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Động kinh Atonic (Mất trương lực cơ): hay còn gọi là co giật té ngã, người bệnh mất khả năng điều khiển cơ bắp, đầu gật xuống rất nhanh,mí mắt sụp xuống, có thể ngất hoặc ngã bất ngờ trong khi còn ý thức.
  • Co giật cơ tim: là một dạng động kinh hiếm khi xảy ra, xuất hiện dưới dạng giật tay- chân đi kèm cử động co thắt trong khoảng thời gian ngắn.
  • Các cuộc khủng hoảng Clonic: các cơn động kinh ảnh hưởng nhiều nhất đến mặt, cổ, cánh tay. Các nhóm cơ co giật nhanh, lặp lại nhịp nhàng.
  • Động kinh Tonic – Clonic: xảy ra các cơn co cứng, co giật toàn thân. Là loại động kinh nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, cơ thể của người bệnh. Sau khi xảy ra cơn co cứng, cơ thể mất ý thức đột ngột, co giật nhanh, mắt nhìn trừng trừng, khó thở, đôi khi người bệnh tiểu mất kiểm soát và cắn lưỡi.
Hình 3: biểu hiện động kinh Tonic và Clonic

Hình 3: biểu hiện động kinh Tonic và Clonic

Động kinh khu trú (động kinh cục bộ)

Những cơn động kinh xảy ra do ảnh hưởng hoạt động bất thường của một phần não bộ gọi là động kinh khu trú. Biểu hiện của động kinh khu trú không quá nghiêm trọng, người bệnh không mất ý thức. Những cơn động kinh này được chia thành 2 loại:

  • Động kinh khu trú không làm mất ý thức: cơn co giật xảy ra ở một phần của cơ thể như cánh tay, chân và một số triệu chứng khác như ngứa ran, hoa mắt, chóng mặt…Những cơn co thắt này làm thay đổi khứu giác, thị giác hoặc vị giác nhưng không làm mất ý thức của người bệnh.
  • Động kinh khu trú làm suy giảm ý thức: hay còn được gọi là động kinh một phần phức tạp, người bệnh mất ý thức hoặc suy giảm ý thức. Biểu hiện của người bệnh: mắt nhìn chằm chằm vào một khoảng không gian, sững người, đờ đẫn, cơ thể không phản ứng với môi trường xung quanh, những động tác vô nghĩa được lặp đi lặp lại nhiều lần như chà hai bàn tay vào nhau, đi vòng tròn, nhai, nuốt.
Xem thêm:  Nhạc sĩ Lê Uyên Phương và những tình khúc bất tử

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh động kinh

Người bệnh sẽ bộc phát những cơn động kinh khi vỏ não bị kích thích, ảnh hưởng của hoạt động thần kinh. Bệnh xảy ra ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, người bị bệnh động kinh thường có những biểu hiện sau:

  • Thường gặp nhất là triệu chứng co giật. Người bệnh có thể co giật không kiểm soát ở một bộ phận như cơ mặt, tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Mất ý thức, hoặc lú lẫn tạm thời.
  • Người bệnh bị sùi bọt mép, môi tím, mắt trợn ngược, ngã vật xuống, cắn lưỡi.
  • Tim đập nhanh, huyết áp hạ đột ngột, đồng tử co giãn, ngửi thấy mùi khó chịu, miệng có vị đắng hoặc tanh, các cơ co giật nhiều lần.
  • Tinh thần, cảm xúc thay đổi. Sững sờ, nhìn chằm chằm, miệng nhai nhóp nhép, tự nói chuyện.

Bệnh động kinh cần được phát hiện và chữa trị sớm. Về lâu dài, nếu không kiểm soát được, bệnh động kinh gây ảnh hưởng đến phát triển của não bộ, thể chất, làm thay đổi tính cách của người bệnh. Bệnh nhân sẽ mất dần ý thức, không tự chủ được hành vi của mình, có thể gây chấn thương nặng khi té ngã, nguy cơ tử vong cao.

Hình 4: dấu hiệu người mắc bệnh động kinh

Hình 5: triệu chứng thường gặp của bệnh nhân động kinh

Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân động kinh

Nguyên nhân gây ra bệnh động kinh

Có tới 50% người bị bệnh động kinh không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: bạn tăng nguy cơ mắc các chứng co giật nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh. Tỉ lệ này chiếm 2-3% % trong các trường hợp động kinh.
  • Tuổi: bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn tuổi. Khoảng 50% số bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi, 75% bệnh nhân động kinh dưới 20 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh động kinh giảm khi tuổi càng lớn. Nhưng trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh động kinh gia tăng.
  • Tổn thương não do chấn thương sọ não, đột quỵ, tai biến mạch máu não, u não. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh động kinh cho người trên 35 tuổi.
  • Nhiễm trùng não : viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản.
  • Nhiễm độc do rượu bia, chất độc, ảnh hưởng của thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.
  • Tai biến khi sinh: ngạt khi sinh, hoặc thiếu dinh dưỡng, bị nhiễm trùng từ mẹ khi còn là bào thai, thiếu oxy sẽ khiến thai nhi bị động kinh.
  • Rối loạn phát triển: các bệnh lý u sợi thần kinh, tự kỷ.
  • Sa sút trí nhớ : tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
Hình 6: căng thẳng quá mức tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh

Căng thẳng quá mức tăng nguy cơ lên cơn động kinh

Phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh

Để tìm ra phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác loại động kinh và nơi khởi phát co giật. Việc chẩn đoán bệnh động kinh dựa vào các yếu tố::

  • Tiền sử mắc bệnh
  • Các triệu chứng lâm sàng
  • Kiểm tra thân nhiệt, đảm bảo thân nhiệt dưới 39 độ.
  • Khám thần kinh : các chức năng vận động, hành vi, chức năng tinh thần.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, yếu tố di truyền, các rối loạn khác liên quan đến bệnh động kinh.
Xem thêm:  Danh ca Sĩ Phú: Cuộc đời và sự nghiệp

Và các biện pháp cận lâm sàng:

  • Đo điện não đồ EEG, đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh động kinh bằng cách sử dụng các điện cực để ghi lại toàn bộ hoạt động điện lên não bộ. Người bệnh có thể được theo dõi điện não đồ khi thức hoặc ngủ. Nếu bị động kinh, sóng động kinh thể hiện rõ trên bản kết quả ghi của điện não đồ.
  • Chụp CT cắt lớp vi tính: sử dụng tia X để thu được hình ảnh cắt ngang của não bộ để thấy được sự bất thường trong não: u não, u nang, chảy máu não.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh mẽ để phát hiện chi tiết các tổn thương não gây co giật.
  • Cộng hưởng từ chức năng fMRI: để xác định vị trí chính xác các chức năng quan trọng, tránh gây thương tích các bộ phận đó trong quá trình phẫu thuật.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron PET: tiêm vào tĩnh mạch một lượng nhỏ chất phóng xạ với liều lượng thấp để phát hiện các bất thường ở khu vực hoạt động của não bộ.
  • Chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn Photon SPECT: tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp vào tĩnh mạch tạo bản đồ ba chiều thể hiện chi tiết hoạt động lưu lượng máu trong não khi bị co giật. Phương pháp này chỉ sử dụng khi đã chụp EEG và MRI mà vẫn chưa phát hiện được vị trí bắt nguồn cơn động kinh trong não.

Hình 7: Động kinh toàn thể

Các phương pháp chữa trị bệnh động kinh

Ở một số trường hợp, bệnh động kinh có thể được chữa khỏi bằng thuốc động kinh hoặc bằng phương pháp phẫu thuật. Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân bằng thuốc, chỉ đề nghị phẫu thuật hoặc dùng các liệu pháp khác khi bệnh tiến triển nặng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc: người bệnh sử dụng thuốc chống động kinh để ngừng các cơn co giật. Cần dùng đúng thuốc và đúng liều lượng theo hướng dẫn, duy trì điều trị tối thiểu 2 năm sau cơn động kinh cuối cùng, không được tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các triệu chứng của bệnh sẽ hoàn toàn biến mất sau một thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc chống động kinh có một số tác dụng phụ: mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, xuất hiện tình trạng phát ban trên da, rối loạn trí nhớ, trầm cảm, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận.

Hình 8: Dùng thuốc chống động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh: bác sĩ xác định rõ phần não bắt nguồn cơn động kinh và dùng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ. Vùng não này không gây ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh khác: vận động, ngôn ngữ, thị giác và thính giác của người bệnh. Sau khi trải qua phẫu thuật thành công, có thể dùng giảm liều thuốc để ngăn bệnh động kinh tái phát. Một số ít gặp biến chứng sau phẫu thuật có tình trạng thay đổi vĩnh viễn khả năng nhận thức.

Các liệu pháp khác điều trị động kinh: áp dụng chế độ ăn kiêng Keto, kích thích dây thần kinh phế vị hoặc kích thích não sâu.

Hình 9: Tiêu chí đánh giá và điều trị bệnh động kinh

Tiêu chí đánh giá và điều trị bệnh động kinh

Mức độ nguy hiểm của bệnh động kinh

Động kinh là bệnh tương đối phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 0,5 – 0,7% tổng dân số. Hơn 70% bệnh nhân động kinh kiểm soát được cơn động kinh và có cuộc sống hoàn toàn bình thường khi được điều trị tốt. Người bệnh sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị sớm. Những hậu quả mà bệnh động kinh mang lại rất phổ biến:

  • Trẻ em bị động kinh dễ nhiễm trùng hệ thần kinh, có nguy cơ mắc các di chứng tổn thương não.
  • Phụ nữ mang thai bị động kinh khiến trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, rối loạn chuyển hóa, gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé.
  • Thường xuyên bị chấn thương và tai nạn như gãy xương, ngạt nước do các cơn co cứng, co giật, mất ý thức xảy ra đột ngột, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và tính mạng.
  • Rối loạn tâm lý, tự ti về bản thân, dễ trầm cảm, lo âu và có những suy nghĩ tiêu cực, khó hòa nhập với cuộc sống.
  • Gây ra cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng tiếp thu, nhận thức, mất khả năng lao động và học tập.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, suy giảm khả năng quan hệ tình dục.
Xem thêm:  Những hình ảnh hiếm của Chợ Lớn năm 1909

Hình 10: bệnh nhân động kinh dễ mất ý thức lúc lên cơn co giật

Những lưu ý khi sơ cứu người mắc bệnh động kinh

Khi gặp người mắc bệnh động kinh xảy ra các trường hợp co giật đột ngột và té ngã, bạn cần lưu ý những điều sau:

Cách hỗ trợ sơ cứu người mắc bệnh động kinh:

  • Đưa người bệnh đến mặt nền an toàn, xung quanh không có các vật gây nguy hiểm như vật sắc nhọn, vật cứng để tránh va chạm khi người bệnh lên cơn co giật.
  • Nới rộng quần áo của người bệnh, giữ không gian thoáng.
  • Kê gối dưới đầu người bệnh, nghiêng đầu sang một bên giúp họ dễ thở hơn.
  • Giữ bình tĩnh, ngồi bên cạnh người bệnh để theo dõi và chăm sóc, xem đồng hồ để đo độ dài cơn động kinh.
  • Gọi cấp cứu khi người bệnh có những biểu hiện sau: cơn co giật kéo dài hơn 5 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần, sốt, ngưng thở, bị thương khi lên cơn co giật hoặc nếu bạn biết đây là cơn động kinh đầu tiên của người bệnh.
Hình 11: Sơ cứu bệnh nhân động kinh

Sơ cứu bệnh nhân động kinh

Những điều không nên làm đối với người mắc bệnh động kinh:

  • Tụ tập đông người xung quanh người bệnh.
  • Không dùng sức mạnh kìm kẹp cơ thể bệnh nhân để khống chế cơn co giật vì cơn động kinh dễ gây trật các khớp, gãy xương và tổn thương cơ.
  • Không đưa bất cứ vật gì vào miệng người bệnh để hạn chế người bệnh cắn lưỡi, việc cắn bể đồ vật có nguy cơ làm tắc thở.
  • Không hô hấp nhân tạo.
  • Không cho người bệnh uống thuốc, uống nước, vắt chanh hay thức ăn để tránh gây tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Cơn động kinh sẽ tự hết nên không được ấn ngực, ấn nhân trung của người bệnh.

Tư thế người mắc bệnh động kinh sau khi lên cơn co giật:

Sau khi kết thúc cơn động kinh, cần điều chỉnh tư thế người bệnh để nước bọt chảy ra ngoài, làm thông suốt đường hô hấp theo các bước:

  • Bước 1: Quỳ gối xuống bên cạnh người bệnh, đặt cẳng tay của người bệnh gần nhất phía bạn thẳng góc với cơ thể người bệnh, gập cánh tay lên trên.
  • Bước 2: Đặt bàn tay của bạn lên mu bàn tay của người bệnh, đặt gan bàn tay áp vào má bên đối diện với tay ( gan bày tay trái thì đặt ở má phải hoặc ngược lại).
  • Bước 3: Lấy tay của bạn đặt lên đầu gối của chân người bệnh phía xa bạn, kéo gối để chân người bệnh gấp lại, bàn chân áp sát nền.
  • Bước 4: Kéo gối của người bệnh về phía bạn để người bệnh quay mặt và toàn thân về phía bạn.
Các bước thực hiện tư thế phục hồi sau cơn động kinh

Hình 12: các bước thực hiện tư thế phục hồi sau cơn động kinh

Các biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh

Lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh động kinh tái phát và nguy cơ mắc bệnh. Những biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh hiệu quả:

  • Uống nhiều nước (đủ 2 lít nước mỗi ngày) giúp khí huyết lưu thông, tránh được tình trạng mệt mỏi, run tay chân.
  • Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng. Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, quả tránh tình trạng bị đau đầu, suy nhược cơ thể.
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng: ớt, tiêu, gừng, tỏi… và các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
  • Tránh ngồi quá lâu ở một tư thế, nên đứng lên đi lại vận động khoảng 1 lần nếu ngồi 1 tiếng.
  • Tập thể dục thể thao, vận động nhẹ nhàng hàng ngày như : bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga.
  • Giữ tâm trạng luôn ở trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng, thức quá khuya.
  • Giảm thiểu các hoạt động có khả năng gây tổn thương não.
  • Trẻ em sốt trên 38,5 độ cần uống thuốc hạ sốt, tránh xảy ra tình trạng co giật do sốt.

Lời kết

Bệnh động kinh không phải là bệnh tâm thần. Do đó, người bệnh cần có sự quan tâm của gia đình và sự cảm thông của cộng đồng, không phân biệt hay kỳ thị dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Bệnh động kinh nếu được phát hiện và chữa trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao và người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường.

Thảo luận với Thắng nào!